Giới thiệu sách

Giới thiệu sách tháng 12/2020

Ngày đăng: 30/12/2020 -10:33:29 AM

1. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non

 - Tác giả:  Hoàng Thị Phương (chủ biên), Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thanh Vân

- NXB: Văn Hóa – Văn Nghệ

-Năm xuất bản Đại học sư phạm

- Nội dung: Cuốn sách trình bày cụ thể các thành phần của mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non, giúp giáo viên và sinh viên mầm non hiểu sâu sắc về nội dung và trình tự các công việc cần phải thực hiện khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm.Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp bộ tiêu chí đánh giá năng lực trẻ mầm non trong hoạt động giáo dục với các mẫu phiếu quan sát và hướng dẫn cách đánh giá cụ thể, rõ ràng, giúp giáo viên, sinh viên mầm non có thể tự đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hoạt động giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra.

 

2. Phát triển kỹ năng sống

 - Tác giả:  Nguyễn Hữu Long (chủ biên), Nguyễn Ngọc Duy, Võ Minh Thành

- NXB: Văn Hóa – Văn Nghệ

- Năm xuất bản 2016

- Nội dung: Cuốn sách “Phát triển kỹ năng sống (dành cho lứa tuổi thiếu niện)” không chỉ là tài liệu học tập cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học, mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy, cô giáo có thể lồng ghép vào bài giảng, vào các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng sống cho sinh viên. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức cần biết về tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên, giúp phụ huynh lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để giáo dục con cái trong gia đình.

 

 3. Giúp con tự lập từ 0 – 6 tuổi

 - Tác giả:  Yatagai Masaaki (chủ biên), Kato Toshiko, Fujishima Taeko, Okamoto Michiko, Yotoriyama Noriko, Ueno Michiko

- NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

- Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

- Năm xuất bản 2019

- Nội dung: Cuốn sách “Giúp con tự lập từ 0 – 6 tuổi” bằng cách trình bày dễ hiểu với các hình vẽ minh họa về phương pháp nuôi dạy để tạo cho trẻ có được 5 thói quen sinh hoạt cơ bản như ăn, ngủ, bài tiết, thay quần áo, giữ gìn vệ sinh. Ngoài ra cuốn sách còn giúp các bậc phụ huynh thỏa mãn mong muốn con mình sẽ trở nên tự lập trong quá trình trưởng thành và cảm nhận được hạnh phúc trước những bước tiến của con mỗi ngày.

 

4. Phương pháp nuôi dạy con từ 0 đến 3 tuổi

 - Tác giả: Ngưu Lê – Lý Chính Mai – Phạm Thúy Anh

- NXB: Phụ nữ

-Năm xuất bản 2006

- Nội dung: Nội dung cuốn sách “ Phương pháp nuôi dạy con từ 0 đến 3 tuổi” mang tính khoa học – tổng hợp cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức khoa học thuộc nhiều lĩnh vực về Di truyền học - Sinh lý học – Y học – Tâm lý học - Giáo dục học; về phương pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ cả về thể chất và tinh thần; về cách thức phát hiện, bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ và nhân cách của trẻ sao cho trẻ được phát triển tới mức cao nhất. Tác giả đưa ra nhiều ví dụ thực tế cùng những hướng dẫn cụ thể, thiết thực, bổ ích cho các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục trẻ ở các trường mầm non .

 

5. Cẩm nang nuôi dưỡng trẻ tâm tư con trẻ những điều người lớn không nên

xem thường

 - Tác giả: Hương Việt

- NXB: Văn Hóa – Thông tin

- Năm xuất bản 2014

- Nội dung: Nội dung cuốn sách “Cẩm nang nuôi dưỡng trẻ tâm tư con trẻ những điều người lớn không nên xem thường” là hệ thống kiến thức về tâm tư, tình cảm cũng như nhu cầu cấp thiết của thế hệ trẻ, giúp người lớn có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và cởi mở hơn về các thế hệ trẻ em. Để có phương pháp giáo dục trẻ đúng hướng, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần hiểu rõ tâm sinh lý, tâm tư, tình cảm của trẻ em. Ngoài ra, cuốn sách còn gửi gắm những thông điệp rất nhân văn và ý nghĩa trong việc giáo dục trẻ em.

 

6. Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường

 - Tác giả: Adele Faber &Elaine Mazlish

- Người dịch: Trần Thị Lan Hương

- NXB: Thế giới

- Năm xuất bản 2018

 - Nội dung: Cuốn sách “Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường” với lối kể chuyện độc đáo, có tranh ảnh minh họa sinh động đã chỉ ra những sai lầm của người lớn: Bắt trẻ nghe theo mình, không cần lắng nghe chúng, nổi giận và trừng phạt ngay…và sau cùng là cách giải quyết những sai lầm đó. Nội dung cuốn sách có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục trẻ.

 

7. Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện nhà trường

 - Tác giả: Manabu Sato&Masaaki Sato

- Người dịch: Khổng Thị Diễm Hằng

- NXB: Đại học sư phạm

- Năm xuất bản 2015

- Nội dung: Cuốn sách “Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện nhà trường nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập được xây dựng dựa trên ba nguyên lý: nguyên lý công” – giáo viên công khai bài học của mình cho đồng nghiệp dự; “nguyên lý dân chủ” như là cách sống liên kết những người có xuất thân khác nhau và “nguyên lý

xuất sắc” – mưu cầu chất lượng học tập cao hơn. Nội dung cuốn sách có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

 

8. Đồng dao và các trò chơi dân gian trẻ em

 - Tác giả: Duy Long – Bảo An

- NXB: Văn học

- Năm xuất bản 2011

- Nội dung: Cuốn sách “Đồng dao và các trò chơi dân gian trẻ em” có ý nghĩa trong việc giúp trẻ phát triển trí não, khả năng ngôn ngữ, tăng cường khả năng quan sát, nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh; ngoài ra, lời đồng dao còn có tác dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ: giáo dục nhận thức, đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; luyện phát âm, cung cấp từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm; giữ nhịp cho trẻ thực hiện thao tác chơi.

Nguyễn Thị Thảo